NHỮNG RỦI RO BẢO MẬT ỨNG DỤNG DI ĐỘNG

NHỮNG RỦI RO BẢO MẬT ỨNG DỤNG DI ĐỘNG

14:47 - 07/06/2022

Chúng ta thường cho rằng tin tặc chỉ tấn công những đơn vị lớn. Trên thực tế hầu hết các cuộc tấn công hàng rào bảo mật ứng dụng di động xảy ra bất kể quy mô

Chúng ta thường cho rằng tin tặc chỉ tấn công những đơn vị lớn. Trên thực tế hầu hết các cuộc tấn công hàng rào bảo mật ứng dụng di động xảy ra bất kể quy mô. Những máy tính và hệ thống dễ xâm nhập của doanh nghiệp đều sẽ bị nhắm đến. Thế nên mỗi công ty nên tự chuẩn bị cho mình những phương án phòng ngừa trước những vấn đề bảo mật ứng dụng di động để có thể phát triển bền vững. Trong nội dung bài viết, Công ty FCT Vĩnh Thịnh sẽ gợi ý những rủi ro bảo mật điển hình cần được lưu ý.

1. Các nhóm ứng dụng trong hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp

Mỗi nhóm ứng dụng di động luôn có một mô hình cấu trúc riêng biệt. Tính chất đặc thù này nhằm để tách riêng phần Mobile và phần Xử lý trung tâm hoặc lưu trữ dữ liệu. Và hệ thống nguồn của doanh nghiệp bắt buộc phải đảm bảo an ninh ở cả hai đầu: ứng dụng và server. Các ứng dụng di động sẽ được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có những kỹ thuật phân tích riêng đi kèm với công cụ tương ứng giúp kiểm tra một cách hiệu quả nhất.

Sẽ là vô nghĩa khi phát triển một ứng dụng bảo mật cao nhưng lại có những rủi ro trong các máy chủ lưu trữ và xử lý dữ liệu. Ngược lại, nếu server bảo mật nhưng xây dựng nền tảng ứng dụng thiếu vững chắc thì tình huống dữ liệu khách hàng bị rò rỉ hoặc chuyển hướng đến một kẻ đánh cắp từ xa là hoàn toàn có thể xảy ra.

1.1. Nhóm ứng dụng di động cơ bản (Native apps)

Được viết cho một nền tảng cụ thể nên Native apps chỉ chạy trên các thiết bị được hỗ trợ tương ứng. Ví dụ như ngôn ngữ Java cho các ứng dụng Android, hoặc ngôn ngữ Objective-C cho các ứng dụng iOS.

1.2. Nhóm ứng dụng web di động (Web apps)

Web apps sẽ hỗ trợ cho bất kỳ thiết bị di động nào thay vì phát triển từng ứng dụng cho từng nền tảng di động. Sự hỗ trợ này thường bao gồm việc tinh chỉnh cho gọn lại, giảm thiểu yêu cầu băng thông, tối ưu hóa cho kích cỡ màn hình nhỏ hơn, sử dụng các tiêu chuẩn như HTML5,..

1.3. Nhóm ứng dụng di động lai (Hybrid apps)

Ứng dụng di động lai là một hỗn hợp của Ứng dụng gốc và Ứng dụng web. Dựa trên những nguồn mã hóa (HTML, CSS, JavaScript) được bao bọc bởi một lớp ứng dụng cơ bản (native), Hybrid apps thường chỉ bao gồm một giao diện người dùng (WebView/UIWebView). WebViews cho phép xây dựng đa nền tảng giúp doanh nghiệp giảm chi phí phát triển và gia tăng tính linh hoạt.

Giải pháp bảo mật ứng dụng di động từ Guardsquare.

Giải pháp bảo mật ứng dụng di động từ Guardsquare.

2. Những rủi ro bảo mật ứng dụng di động và server

Đội ngũ kỹ thuật xây dựng bảo mật ứng dụng di động cho doanh nghiệp cần liên tục cập nhật các báo cáo hệ thống để có thể phát hiện được nhanh nhất các rủi ro liên quan đến dữ liệu trong dịch vụ. Nhờ đó mà hạn chế được phần nào những hậu quả gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Sau đây là những vấn đề bảo mật ứng dụng di động thường gặp:

2.1. Improper Platform Usage: Nền tảng sử dụng không hợp lệ

Đây là rủi ro bảo mật trong những thư viện, plugin, module,... của nền tảng không được giám sát chặt chẽ về an ninh. Đôi khi chính là ý đồ của nền tảng Android như cho phép sử dụng TouchID, Keychain, hoặc một số kiểm soát an ninh khác mà là một phần của hệ điều hành di động.

2.2. Weak Server Side Controls: Điều khiển server yếu

Nó là những vấn đề thuộc máy chủ gây ảnh hưởng đến người dùng. Một vài yếu tố từ thực tế đã cho thấy rằng sự gia tăng rủi ro được phát sinh từ phía máy chủ như: các khuôn khổ được thiết lập không ưu tiên bảo mật, thiếu cập nhật nền tảng đa phiên dịch,...

2.3. Insecure Data Storage: Lưu trữ không an toàn các dữ liệu nhạy cảm trên thiết bị di động

2.4. Insufficient Transport Layer Protection:

Thiếu chế độ bảo vệ tầng vận chuyển (mã hóa lớp vận chuyển)

Ứng dụng di động khi hoạt động trong nhiều môi trường mạng có khả năng gặp rủi ro cao. Vậy nên vậy việc mã hóa lớp vận chuyển (Transport layer) trong SSL/HTTPS cần được quan tâm nhiều hơn.

2.5. Unintended Data Leakage: Không lường trước rò rỉ dữ liệu

2.6. Poor Authorization and Authentication: Ủy quyền và xác thực thông tin yếu

Bao gồm truy cập trái phép vào tài khoản của người dùng khác; thiếu xác thực thông tin khi được yêu cầu; cho phép người dùng tạo ra các mật khẩu yếu - hoặc không sử dụng mật khẩu dẫn đến trường hợp tài khoản bị bẻ khóa ứng dụng.

2.7. Broken Cryptography: Thuật toán mã hóa bị bẻ vỡ

Việc sử dụng một thuật toán mật mã chưa được xác minh và chuẩn hóa sẽ dẫn đến việc lộ thông tin nhạy cảm. Kẻ tấn công có chủ đích hoàn toàn có thể phá vỡ thuật toán và xâm phạm bất kỳ dạng thức dữ liệu nào dù đã được bảo vệ.

2.8. Client Side Injection: Tiêm nhiễm từ phía máy khách

Bất kỳ ai cũng có thể gửi dữ liệu không đáng tin cậy đến ứng dụng di động, bao gồm người dùng bên ngoài, người dùng nội bộ, chính ứng dụng đó hoặc các ứng dụng độc hại khác trên thiết bị di động.

2.9. Security Decisions Via Untrusted Inputs: Đầu vào không đáng tin cậy

2.10. Improper Session Handling: Xử lý các phiên không đúng hay quản lý phiên yếu

2.11. Lack of Binary Protections: Không có bảo mật nhị phân (lớp bảo mật kép)

2.12. Extraneous Functionality: Lỗi chức năng không liên quan

Trên đây chỉ là một vài ví dụ, những lỗi thông thường về bảo mật ứng dụng di động. Sự phát triển không ngừng của điện toán di động sẽ mang đến nhiều rủi ro mới phát sinh hơn. Vậy nên các công ty cần liên tục cải tiến để đảm bảo an ninh thông tin.

Bảo mật ứng dụng di động Android & iOS tiên tiến nhất

DexGuard & iXGuard – Bảo mật ứng dụng di động Android & iOS tiên tiến nhất.

Số lượng các cuộc tấn công mạng lưới thông tin nội bộ đang đều đặn gia tăng. Dù lớn hay nhỏ thì mọi tổ chức cũng cần chuẩn bị các biện pháp sẵn sàng ứng phó trước những hành vi tấn công trong không gian mạng. Bởi dữ liệu đầu nguồn là một trong những tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp sẽ tránh được những khoản tổn thất đáng kể và thiệt hại uy tín không thể khắc phục nếu hệ thống bảo mật dữ liệu được xây dựng chặt chẽ và giám sát liên tục. Sản phẩm bảo mật thiết bị di động của Guardsquare được phân phối bởi FCT Vĩnh Thịnh DexGuardiXGuard được thiết kế để bảo vệ các ứng dụng và SDKs nền tảng gốc và đa nền tảng. Các lớp bảo vệ được áp dụng khiến hầu như hacker không thể truy cập vào hệ thống dữ liệu đầu nguồn của doanh nghiệp.

3. Đơn vị cung cấp giải pháp bảo mật ứng dụng di động uy tín

Từ năm 2014 đến nay, sản phẩm của Guardsquare được cung cấp bởi CÔNG TY CỔ PHẦN FCT VĨNH THỊNH đã bảo vệ cho hơn 4 tỷ thiết bị động trên toàn cầu. Giải pháp từ Guardsquare sẽ giúp các kỹ thuật viên nhanh chóng phát hiện nếu ứng dụng đang chạy trong môi trường bị tổn hại. Đồng thời ngăn chặn vi phạm tính toàn vẹn của mã ứng dụng. Tiếp đến chặn đứng các thao tác kỹ thuật đảo ngược mã và kỹ thuật đảo ngược tài nguyên. Nhờ vậy giúp tăng cường sức mạnh cho hệ thống bảo mật ứng dụng di động của doanh nghiệp. Liên hệ ngay qua hotline 0983 027 776 để được tư vấn miễn phí về hai sản phẩm bảo mật trên cả hai nền tảng Android (DexGuard) và iOS (iXGuard)!

 

Thông tin liên hệ:

Bảo mật ứng dụng di động

CÔNG TY CỔ PHẦN FCT VĨNH THỊNH

Địa chỉ: Tầng 03 tòa nhà Ngôi Sao, ô 15 lô B đường Nguyễn Cảnh Dị, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội

Hotline: 0983 027 776

Email: andrew@fct.vn

Website: fct.vn

PHÂN TÍCH MÃ ĐỘC SAU SỰ CỐ XÂM NHẬP HỆ THỐNG BẢO MẬT DI ĐỘNG
QUẢN TRỊ BẢO MẬT THIẾT BỊ DI ĐỘNG TRONG THỜI ĐẠI KỶ NGUYÊN SỐ
4 THÁCH THỨC TRONG BẢO MẬT THIẾT BỊ DI ĐỘNG
TIỀM ẨN NGUY CƠ PHÁ HỦY BẢO MẬT DI ĐỘNG TỪ PHẦN MỀM ĐỘC HẠI
3 HÌNH THỨC TẤN CÔNG LỚP BẢO MẬT THIẾT BỊ DI ĐỘNG ĐIỂN HÌNH