TIỀM ẨN NGUY CƠ PHÁ HỦY BẢO MẬT DI ĐỘNG TỪ PHẦN MỀM ĐỘC HẠI

TIỀM ẨN NGUY CƠ PHÁ HỦY BẢO MẬT DI ĐỘNG TỪ PHẦN MỀM ĐỘC HẠI

16:02 - 22/06/2022

Bảo mật di động bị đe dọa, nguy cơ thông tin và dữ liệu của người dùng có khả năng bị đánh cắp. Vậy làm cách nào để tránh phần mềm độc hại xâm nhập vào ứng dụng? Hãy cùng tìm hiểu các nguy cơ tiềm ẩn làm phá hủy bảo mật di động qua bài viết của Công ty FCT Vĩnh Thịnh ngay dưới đây nhé!

Không có hệ điều hành nào được bảo vệ hoàn toàn trước các nguy cơ tấn công. Thực chất vẫn có giải pháp an toàn để bảo vệ thiết bị di động của bạn. Hiện nay, đa số các phần mềm độc hại tận dụng lỗ hổng của các phiên bản hệ điều hành cũ hoặc trên smartphone đời cũ để xâm nhập vào thiết bị. Bảo mật di động bị đe dọa, nguy cơ thông tin và dữ liệu của người dùng có khả năng bị đánh cắp. Vậy làm cách nào để tránh phần mềm độc hại xâm nhập vào ứng dụng? Hãy cùng tìm hiểu các nguy cơ tiềm ẩn làm phá hủy bảo mật di động qua bài viết của Công ty FCT Vĩnh Thịnh ngay dưới đây nhé!

1. Tác động của phần mềm độc hại tới hệ thống bảo mật di động

Các ứng dụng nhiễm phần mềm độc hại ngày càng xuất hiện nhiều và khó có thể kiểm soát được. Không có một hệ điều hành bán các ứng dụng đơn lẻ có tính năng bảo vệ mã code. Gần đây, người dùng Android gặp phải các cuộc tấn công đến bảo mật di động như: Humming Whale, Judy và Xavier.  Không ngoại lệ, người dùng iOS cũng phải đối mặt cuộc chiến với XcodeGhost.

Vào năm 2021, các tác nhân đe dọa tập trung nhiều hơn vào người dùng làm việc từ xa hoặc các thiết bị di động vật lý. Hệ điều hệ điều hành phổ biến hiện nay là iOS và Android. Trong đó, Android được đánh giá là dễ bị khai thác hơn iOS, nhưng iOS có nhiều lỗ hổng nghiêm trọng hơn. Báo cáo thống kê về lỗ hổng trong năm vừa qua như sau:

- Nền tảng iOS đã phát hiện 357 lỗ hổng, trong số đó 24% lỗ hổng có độ phức tạp để tấn công thấp.

- Nền tảng Android đã phát hiện 574 lỗ hổng, trong số đó 79% lỗ hổng có độ phức tạp để tấn công thấp.

2. Malware và tiềm ẩn nguy cơ phá hủy bảo mật di động

Malware được định nghĩa là chương trình được chèn một cách bí mật vào hệ thống với mục đích làm tổn hại đến tính bí mật, tính toàn vẹn hoặc tính sẵn sàng. Các chương trình độc hại này có thể thực hiện nhiều chức năng. Chẳng hạn, ăn cắp, mã hóa hoặc xóa dữ liệu nhạy cảm, giám sát hoạt động điện thoại và thay đổi hoặc chiếm đoạt các chức năng mà không được sự cho phép của người dùng. Như vậy, malware hàm chứa khái niệm rộng hơn virus. Chúng có nguy cơ xâm nhập và phá hủy toàn bộ hệ thống bảo mật di động của thiết bị.

bảo mật di động

Giải pháp bảo mật di động DexGuard

3. Các ứng dụng bị nhiễm phần mềm độc hại như thế nào?

3.1. Quảng cáo độc hại (Malvertising)

Malvertising là một mầm mống gây tai họa chung của thế kỷ 21. Sự thật là ngay cả khi bạn không nhấp vào quảng cáo thì thiết bị vẫn có thể bị lây nhiễm phần mềm độc hại. Chỉ cần xem thì cũng có thể làm phần mềm độc hại lây nhiễm. Không có bất kỳ dấu hiệu nào bạn có thể nhận thấy.

3.2. Tái bản ứng dụng

Phần mềm độc hại nằm ẩn danh dưới tên của các ứng dụng hợp pháp khi được tải xuống. Sau đó, chúng được tái bản bằng cách sử dụng tên chính thức của ứng dụng, đến một loạt các kho ứng dụng khác (có thể hợp pháp hoặc không). Chúng được giữ nguyên tên của ứng dụng gốc nhưng thay đổi một số ký tự mà người dùng thường không để ý. Chẳng hạn, thay vì Microsoft Word (bản phát hành chính thức của Microsoft), nó sẽ là Micr0soft W0rd. Một đặc điểm chính của việc tái bản ứng dụng là các biến thể nhỏ trong tên ứng dụng. Đây là một cảnh báo đối với hệ thống bảo mật thiết bị di động khi tải những ứng dụng từ AppStore hoặc CH Play.

3.3. Bán ứng dụng

Sau một khoảng thời gian phát hành, một số nhà phát triển ứng dụng sẽ bán đi ứng dụng có giá trị của họ. Việc này vô tình tạo nên các lỗ hổng để phần mềm độc hại xâm nhập. Những cá nhân có ý đồ tấn công sẽ mua lại và cho ra mắt những bản cập nhật có chứa phần mềm độc hại. Việc cập nhật các phiên bản mới nhất để sử dụng của người dùng sẽ khiến cho hệ thống bảo mật di động bị tấn công. Những thông tin dữ liệu cá nhân trên thiết bị di động sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

bảo mật di động

Giải pháp bảo mật di động iXGuard

4. Apple hoặc Google có trợ giúp bảo mật di động không?

Là chủ sở hữu của kho ứng dụng lớn nhất, họ sẽ có trách nhiệm bảo mật thiết bị di động cho người dùng của mình. Việc các phần mềm độc hại xâm nhập vào kho ứng dụng gây tổn hại cho người dùng. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của hãng.

4.1. Apple

Đây là thương hiệu đi đầu trong việc nỗ lực bảo mật di động cho người dùng. Quá trình tạo và upload ứng dụng lên AppStore yêu cầu nhiều lần kiểm tra, cực kỳ phức tạp. Ngoài ra, những ứng dụng chạy trên nền tảng iOS cũng có phạm vi phân phối nhỏ hơn so với các ứng dụng ở nền tảng Android.

4.2. Android

Trước nguy cơ bị xâm chiếm bởi các ứng dụng độc hại, Google đã giới thiệu Play Protect, một “tấm chắn bảo mật thiết bị di động”. Nhiệm vụ quét để cảnh báo về phần mềm độc hại được thực hiện bởi Play Protect. Chúng còn quét các ứng dụng trên Play Store để cảnh báo và ngăn chặn các nhà phát triển vi phạm.

5. Phần mềm độc hại âm thầm tấn công hệ thống bảo mật di động

Có một vài cách phổ biến mà kẻ tấn công sẽ che giấu mã độc của chúng như:

- Tải xuống mã độc hại sau khi cài đặt.

- Trộn lẫn mã độc vào trong bộ code "sạch".

- Trước khi tải xuống và chính thức cài đặt, cần có thời gian trì hoãn nhất định để người dùng đọc hướng dẫn sử dụng.

- Dựa vào việc phân phối qua nguồn bên ngoài (ví dụ, quảng cáo độc hại).

- Ẩn giấu phần mềm/ứng dụng độc hại trong phương tiện khác.

Như vậy, có rất nhiều phương thức để làm ứng dụng độc hại hoặc mã độc hại ẩn khỏi người dùng. Gây ra nhiều mối nguy hại cho bảo mật di động cho người sử dụng.

bảo mật di động

Giải pháp bảo mật thiết bị di động Guardsquare

6. Làm thế nào để tránh được việc tải xuống một ứng dụng độc hại?

Bạn nên tham khảo một vài lời khuyên dưới đây từ FCT Vĩnh Thịnh để tránh thiết bị nhiễm phần mềm độc hại:

+ Chỉ tải xuống ứng dụng từ các kho ứng dụng chính thức.

+ Tránh các kho ứng dụng của bên thứ ba.

+ Kiểm tra xem bạn có đang tải xuống ứng dụng từ nhà phát triển chính thức hoặc có uy tín không.

+ Đọc đánh giá ứng dụng từ những người đã sử dụng để xem xét ý kiến nhiều chiều.

+ Luôn bật công cụ xác minh ứng dụng.

+ Đừng để bị lừa bởi các ứng dụng miễn phí.

+ Cập nhật điện thoại của bạn thường xuyên.

Mối lo ngại nhất của nhiều doanh nghiệp là sự hiện diện của rất nhiều ứng dụng độc hại ngoài kia. Bởi vì hầu hết nhân viên đều thường xuyên truy cập dữ liệu của công ty từ chiếc điện thoại thông minh. Giải pháp từ Guardsquare được cung cấp bởi FCT Vĩnh Thịnh sẽ là giải pháp xử lý hoàn hảo những vấn đề bảo mật thiết bị di động cho doanh nghiệp. Chúng tôi phát triển phần mềm để bảo mật di động cho các ứng dụng và thư viện dành riêng cho Android và iOS. Bên cạnh đó, Guardsquare còn phát hiện các ứng dụng đang chạy trong môi trường bị tổn hại để kịp thời cảnh báo cho người dùng.

7. Đơn vị cung cấp giải pháp bảo mật di động uy tín

Sản phẩm Guardsquare được phân phối bởi CÔNG TY CỔ PHẦN FCT VĨNH THỊNH đã xuất hiện trên thị trường từ năm 2014. Giải pháp của chúng tôi hiện đã có mặt trên 75 quốc gia và bảo hệ cho hơn 4 tỷ thiết bị động khỏi các cuộc tấn công độc hại. Phần mềm này tích hợp một cách minh bạch trong quá trình phát triển và bổ sung nhiều lớp bảo mật thiết bị di động trên cả hai nền tảng Android (DexGuard) và iOS (iXGuard). FTC Vĩnh Thịnh luôn nỗ lực và hoàn thành tốt nhiệm vụ mà khách hàng gửi gắm. Hãy liên hệ ngay qua hotline 0983.027.776 của chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn.

 

Thông tin liên hệ:

bảo mật di động

CÔNG TY CỔ PHẦN FCT VĨNH THỊNH

Địa chỉ: Tầng 03 tòa nhà Ngôi Sao, ô 15 lô B đường Nguyễn Cảnh Dị, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội

Hotline: 0983 027 776

Email: andrew@fct.vn

Website: fct.vn

PHÂN TÍCH MÃ ĐỘC SAU SỰ CỐ XÂM NHẬP HỆ THỐNG BẢO MẬT DI ĐỘNG
QUẢN TRỊ BẢO MẬT THIẾT BỊ DI ĐỘNG TRONG THỜI ĐẠI KỶ NGUYÊN SỐ
4 THÁCH THỨC TRONG BẢO MẬT THIẾT BỊ DI ĐỘNG
3 HÌNH THỨC TẤN CÔNG LỚP BẢO MẬT THIẾT BỊ DI ĐỘNG ĐIỂN HÌNH
VÌ SAO CẦN KIỂM THỬ BẢO MẬT ỨNG DỤNG DI ĐỘNG?